19 mẫu phào nẹp chân tường phổ biến 2023

phào nẹp chân tường

Phào nẹp chân tường nhựa là loại vật liệu khá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất, kiến trúc ngày nay. Phào nẹp có nhiều loại: phào trần nhà, phào nẹp chân tường, phào nẹp cầu thang hay phào khung tranh…. Trong đó, phào nẹp chân tường nhựa được nhiều người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt khi lắp đặt sàn nhựa, sàn gỗ cho nền nhà ngày càng phổ biến như hiện nay.

phào nẹp chân tường là gì

Phào nẹp chân tường nhựa là gì?

Phào nẹp chân tường nhựa – hay còn gọi là len chân tường, phào chỉ nhựa – là một loại nẹp được sử dụng để ốp chân tường, nối tiếp giữa mặt sàn nhà và tường. Mục đích chính của việc sử dụng phào nẹp chân tường nhựa là để che khuyết điểm tại chỗ nối giữa các khe tường hay giữa những khoảng trống của sàn, giúp tạo điểm nhấn, trang trí cho không gian nội thất thêm sang trọng. Bên cạnh tính thẩm mỹ, việc lắp đặt phào nẹp chân tường nhựa còn nhằm mục đích chống nấm mốc.

Phào nẹp chân tường nhựa không chỉ có chất lượng bền đẹp, với thiết kế đa dạng về màu sắc và đa chiều, mà còn là vật liệu nhẹ, dễ dàng lắp đặt, không mối mọt, cong vênh, ẩm mốc, khắc phục được những nhược điểm thường thấy ở các loại phào chân tường chất liệu khác. Thông thường các phào chỉ có độ cao tiêu chuẩn là 8 – 10cm.

phào nẹp chân tường nhựa

Các loại phào chân tường phổ biến

Chắc ai cũng biết đến phào chân tường là loại vật liệu quan trọng giúp giảm đi sự đơn điệu, thô cứng nhằm tạo thêm điểm nhấn cho không gian nội và ngoại thất. Cũng chính vậy, phào chân tường ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường với các loại chất liệu khác nhau như: phào gỗ tự nhiên, phào gỗ công nghiệp, phào nhựa, phào gạch men, phào đá hay phào nhôm….

Mỗi loại sẽ phù hợp với vật liệu lát sàn khác nhau và có những đặc tính của riêng nó, nên nhiều khách hàng cũng phân vân không biết nên chọn phào chân tường nào phù hợp với không gian nhà mình. Hãy cùng Phaochipu.vn tìm hiểu về các loại phào chân tường bên dưới nhé!

– Phào gỗ tự nhiên: được sản xuất từ gỗ nguyên khối xẻ và hoàn thiện bằng sơn PU nên có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm này là giá thành cao, dễ bị mối mọt và cần phải bảo trì sau 1 thời gian sử dụng.Phào nẹp chân tường gỗ tự nhiên

– Phào gỗ công nghiệp: được làm từ chất liệu gỗ ép công nghiệp, bên ngoài được phủ một lớp giấy vân gỗ nên giá thành rẻ hơn so với phào gỗ tự nhiên, có nhiều màu sắc lựa chọn nhưng nhược điểm là độ bền không cao, khả năng chịu nước trung bình nên dễ bị mục khi dính nước, và dễ bị mối mọt.

– Phào gạch men: đây là loại vật liệu được đánh giá là có độ khá cao, giá thành thấp, được sản xuất đại trà với hình thức và màu sắc phong phú. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ và độ sang trọng của phào gạch men không cao, vì có các đường ron không liên tục và không chuẩn.

– Phào đá nhân tạo: Loại phào nẹp này có độ bền cực kỳ cao, bạn sẽ không phải lo về các vấn đề như mối mọt, cong vênh hay co ngót, đặc biệt rất dễ vệ sinh lau chùi. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm khá cao.phào nẹp chân tường đá nhân tạo

– Phào nẹp chân tường nhựa pu – ps: Đây là loại phào chỉ đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Do cốt phào bằng nhựa nên khả năng chịu nước rất cao, giá thành rẻ, bề mặt lớp bóng, đẹp, chất lượng tốt và dễ dàng thi công.

Phào nẹp chân tường nhựa – Vật liệu được ưu chuộng

Trước đây, phào chân tường thường được sử dụng bằng gạch ốp lát. Tuy nhiên, độ sang trọng và tính thẩm mỹ của gạch len tường không cao, còn hay bị vỡ, sứt mẻ, khiến cho quá trình thi công trở nên tốn nhiều thời gian và công sức. Chính vì lý do đó, mà ngày nay xuất hiện nhiều phào chân tường với các mẫu mã, vật liệu đa dạng.

Phào nẹp chân tường pu

Nhưng xét theo tính năng, ưu điểm và cũng như giá thành thì phào nẹp chân tường nhựa đã hoàn toàn “chinh phục” được các gia chủ và trở thành vật liệu thay thế tốt nhất và được ưa chuộng nhất so với phào chân tường gạch truyền thống, nhằm mang tới vẻ đẹo cho không gian, tiết kiệm được chi phí cho nhiều gia đình.

Ưu điểm vượt trội của phào nẹp chân tường nhựa là khả năng chống thấm nước tốt, chống mối mọt và cong vênh hiệu quả. Đặc biệt, phào nẹp chân tường nhựa dẻo dai, bền chắc và dễ dàng cắt ghép thi công, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Sản phẩm dễ vệ sinh, có khả năng chống chịu sự va đạp, cọ sát tốt.

Bên cạnh đó, phào nẹp chân tường nhựa có kích thước, mẫu mã đa dạng với nhiều kiểu dáng như: vân gỗ, vân đá, vân thảm, màu sắc phong phú, giúp bạn thoải mái lựa chọn những mẫu mã phào chỉ khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

lựa chọn màu sắc cho phào nẹp chân tường

Có 3 cách chính giúp bạn lựa chọn được vân màu phào nẹp chân tường nhựa phù hợp với không gian:

  1. Chọn vân màu phào nẹp chân tường nhựa trùng với màu chủ đạo
  2. Chọn vân màu phào đối nghịch với màu chủ đạo
  3. Chọn tông màu phào theo màu thứ sinh

Báo giá các mẫu phào nẹp chân tường phổ biến

Hiện nay, giá phào chân tường rất đa dạng tùy thuộc vào chất liệu của chúng. Thông thường phào đá nhân tạo và phào gỗ tự nhiên sẽ có giá cao hơn hẳn các loại phào khác. Còn phào gỗ công nghiệp và phào nẹp chân tường nhựa cũng có nhiều loại, tùy theo chất lượng của nó. Giá phào thường rẻ nhất là từ 30.000 đ/m chiều dài (báo giá trên mang tính tham khảo, để có báo giá chính xác vui lòng liên hệ trực tiếp 0962.093.891)

Tham khảo: Phân biệt 5 loại phào chỉ phổ biến năm 2023

Hướng dẫn tự thi công, lắp đặt phào nẹp chân tường

Dụng cụ và vật liệu cần có:

  • Máy cắt, máy bắn đinh
  • Bột màu, keo silicon màu và súng bắn keo
  • Thước dây, bút chì
  • Mắt kính bảo hộ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Xử lý bề mặt chân tường

Cần kiểm tra các khu vực chân tường để đảm bảo không có vụn xi măng hay bề mặt lòi lõm…để cho việc lắp đặt trở nên dễ dàng, thẩm mỹ và đảm bảo chất lượng.

  • Bước 2: Đo đạc và đánh dấu

Dùng thước đo bề mặt chân tường và cắt chân tường với độ dài tương ứng

Dùng thước đo bề mặt chân tường và cắt chân tường với độ dài tương ứng

  • Bước 3: Cắt phào nẹp chân tường nhựa

Cắt phào nẹp chân tường nhựa

Dùng máy cắt hoặc cưa tay để cắt phào theo độ dài yêu cầu, trong quá trình cắt nên lưu ý: ghép với góc 30 độ khi cần ghép 2 thanh phào trên cùng 1 bức tường, và nên ghép với góc 45 độ khi ở vị trí góc tường

  • Bước 4: Cố định phào nẹp chân tường

Cố định phào nẹp chân tườngSử dụng súng bắn keo, súng bắn đinh (hoặc kết hợp cả 2) để cố định chân tường vào bờ tường, đặc biệt ở các vị trí góc tường hoặc nối nhau thì bạn nên bắn thêm keo nối và đinh để giữ cố định, nhưng không nên bắn quá nhiều đinh tránh mất thẩm mỹ của chân tườngCố định phào nẹp chân tường

  • Bước 5: Che mối nối

Sử dụng súng bắn keo để che lấp mối nối và kẽ hở giữa tường và phào nẹp chân tường. Còn để che đi các vết đinh thì bạn có thể sử dụng bột màu và keo.

Việc chọn phào chân tường thích hợp sẽ giúp cho ngôi nhà bạn trở nên hoàn thiện hơn, đồng thời việc sử dụng phào nẹp chân tường cũng là một biện pháp giúp bảo vệ chân tường, tăng tính bền vững cho ngôi nhà.

Video thực tế công trình đã thi công:

Phào chỉ ốp tường, Kích thước phào chân tường, Phào chân tường PU, Báo giá phào chỉ nhựa, Phào chân tường màu trắng, Báo giá phào chân tường gỗ công nghiệp, Len chân tường gỗ, Nẹp chân tường sàn gỗ, Phào nhựa chân tường, Tấm nhựa ốp chân tường, Len chân tường PVC, Ốp chân tường nhựa giả gỗ, Kích thước phào chân tường

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

PHAOCHIPU.VN – THI CÔNG PHÀO CHỈ PU, PS TRỌN GÓI GIÁ RẺ

Bài viết liên quan:

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
 
0972 57 57 29